Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh thường gặp quanh năm. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virut, nấm...
Đặc
biệt, đau mắt do nấm nếu điều trị không đúng có thể gây ra những biến
chứng nguy hiểm như loét giác mạc, thủng giác mạc… dẫn tới mù lòa. Sau
đây là bài viết của BS Hoàng Sinh về bệnh nấm mắt và cách điều trị.
Nấm Aspergillus gây nấm mắt
Các loại nấm gây bệnh ở mắt
Có
trên 50 loài nấm mốc trong môi trường quanh ta. Tùy địa phương, tùy
nhiệt độ, độ ẩm, môi trường, trình độ vệ sinh mà số mắt lành mang nấm
chiếm từ 3-28%.
Hàng rào biểu mô giác mạc kín, tốt, sạch là tấm chắn
tốt nhất ngăn chặn không cho nấm xâm nhập mắt. Châu Âu không dùng từ
nấm mắt (oculomycoses) mà họ dùng từ nấm giác mạc (kératomycoses). Bởi
vì họ thấy phải qua tổn thương giác mạc nấm mới vào sâu được màng bồ
đào và nội nhãn để gây bệnh nấm nặng cho con mắt. Nước ta á nhiệt đới,
nóng, ẩm, nghề chính là nông nghiệp nên tỉ lệ bệnh nấm mắt cao.
Nguồn
nhiễm nấm chủ yếu là từ thảo mộc mà nấm sợi là chủ yếu. Nấm sợi
Aspergillus gặp nhiều hơn nấm sợi Fusarium. Nhưng nếu bị nấm sợi
Fusarium thì tổn thương sẽ nặng hơn là với nấm Aspergillus. Nhiễm nấm
men tại mắt ít gặp hơn là nấm sợi.
Tổn thương mắt do nấm men thường
trên cơ địa mắt đã có các tổn thương trước đó (viêm giác mạc biểu mô
dài ngày, chứng khô mắt, Herpes mắt, đeo kính tiếp xúc nhiều sau ghép
giác mạc, người tra rỏ mắt bằng cortisol hoặc dùng cortisol đường toàn
thân). Khi vào mắt, các loại nấm sợi và nấm men đều phát sinh các độc
tố hoạt hóa các men phân hủy protein làm hủy hoại các màng mắt.
Dấu hiệu nhận biết khi nấm mắt
Ngoài cảm giác kệnh, nhói, chói mắt (của loét giác mạc nói chung), bệnh nhân còn cảm giác đau đớn thường xuyên rất khó chịu.
Khám
mắt thấy tổn thương là các ổ loét bờ lên, đáy loét có các đám xuất tiết
trắng vàng. Nếu có mủ tiền phòng thì là mủ quánh đặc, không có ngấn nằm
ngang mà bám leo sau nội mô giác mạc. Nói chung, triệu chứng không điển
hình lắm.
Đau mắt đỏ điều trị không đúng dẫn đến loét giác mạc
Chẩn đoán xác định:
Lấy
bệnh phẩm qua nước mắt thì ít hiệu quả. Phải nạo giác mạc tổn thương để
lấy bệnh phẩm, có khi phải nạo mấy lần. Ngoài soi trực tiếp còn phải
nuôi cấy nấm trên thạch sabouraud. Có khi phải nuôi cấy chuyển tiếp
nhiều lần.
Những chú ý trong điều trị nấm mắt:
- Thuốc nấm da không được đưa vào mắt (do không phù hợp về pH, độ thẩm thấu muối và độ kích ứng đối với mắt).
- Chủ yếu là điều trị tại chỗ, có khi mỗi giờ phải rỏ mắt 1 lần, trong nhiều ngày, nhiều tuần.
- Có 4 loại thuốc chính đang được dùng điều trị nấm mắt:
Nhóm polyester (amphotéricin B, natamycin).
Nhóm zimydazon (5 fluoro tiroxin).
Nhóm sulfamid trộn bạc (cụ thể là sulfadiazin trộn bạc, vừa diệt nấm, vừa diệt khuẩn).
Natamycin 5% là loại thuốc rỏ nước, rất tốt với nấm sợi Aspergillus.
Nếu
khó xác định loại nấm thì cứ dùng amphotéricin B, dùng thêm fluconason
cho đường toàn thân. Nên làm kháng nấm đồ, xem loại nấm gây bệnh mắt đó
đặc hiệu với thuốc gì nhất để điều trị cho hiệu quả. Nhiều khi phải nạo
biểu mô giác mạc để thuốc ngấm được nhanh và nhiễm vào các lớp tổn
thương sâu.
Đề phòng nấm mắt: Tác nhân chính là nấm mốc từ thảo mộc
nên khi lao động có tiếp xúc với cây cỏ cần phải tránh để chúng va
quệt, rơi bắn vào mắt.
Khi đang làm việc có va chạm với chúng thì
phải rửa tay bằng xà phòng sạch, rồi rửa mặt, giặt thật sạch khăn bằng
xà phòng ngay sau khi rửa. Đừng để khăn rửa mặt mọc nấm mốc. Năng giặt
khăn bằng xà phòng và năng phơi khăn ra chỗ nắng; Tránh phơi khăn mặt
và quần áo trên dây mây, sào tre nứa, dễ tiếp xúc với nấm mốc.
Không
được tùy tiện dùng cortisol khi đau mắt vì sẽ giải phóng bào tử nấm,
làm bệnh nấm mắt nặng thêm; Bị đau mắt sau khi bị va quệt với cỏ cây
(dù là tươi hay khô, mục) đều phải cảnh giác với nhiễm nấm mắt, đi khám
sớm để được điều trị sớm.
Theo BS Hoàng Sinh - Sức khỏe & Đời sống
Liên Hệ - Hỗ Trợ
→ Yahoo: NhocLuCiFer
→ WapGameVN.Biz@Gmail.Com
1 / 227